Để làm được nhà ở thương mại giá rẻ cần đơn giản hóa thủ tục pháp lý dự án, ưu đãi thuế đất, cung cấp nguồn vốn vay ưu đãi cho cả chủ đầu tư và khách mua nhà...
Qua con số thống kê của đơn vị nghiên cứu thị trường, năm 2019 giá chung cư tại 4 quận nội thành Hà Nội trung bình ở mức 45-120tr/m2.
Thủ tục phức tạp
Với mức giá trung bình 45 triệu đồng/m2, diện tích căn hộ 80m2 thì người dân cần bỏ ra số tiền là 3.6 tỷ để mua nhà, bằng thu nhập trong 36 năm của người lao động bình thường nếu chưa tính các khoản phí ăn tiêu, sinh hoạt.
Giá nhà đã vượt quá xa so với thu nhập thực tế của người lao động. Theo các chuyên gia chỉ ra rằng nguyên nhân chính khiến cho giá nhà tăng cao chủ yếu bởi sự chống chéo cơ chế chính sách và hạn chế của các thủ tục hành chính.
Qua thống kê của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra có đến hơn 20 điểm chồng chéo trong chính sách đất đai, xây dựng. Đơn cử như những vướng mắc liên quan đến đất đai xuất phát từ hạn chế xung đột Luật Đất đai 2013 với thực tiễn Luật hiện hành.
Đại diện BĐS TP.HCM ông Lê Hoàng Châu cho rằng thủ tục pháp lý liên quan đến dự án đang mất rất nhiều thời gian. Doanh nghiệp thường phải chờ đợi trong 2-3 năm hoặc qua nhiều cửa mới nộp được tiền sử dụng đất, dẫn đên việc chậm trễ triển khai dự án và doanh nghiệp lỡ cơ hội kinh doanh.
Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim cho rằng hệ số sử dụng đất với dự án nhà ở đang quá cao, dẫn đến giá nhà lên theo. Việc vướng mắc thủ tục khiến dự án chậm triển khai, chi phí phát sinh cũng khiến cho giá bán lên cao.
Khó có nhà ở giá rẻ?
Trước thực trạng nguồn cung căn hộ giá rẻ tại Hà Nội đang dần biến mất, thậm chí nhiều dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp cũng bán với giá 20 triệu đồng/m2. Khi Bộ Xây dựng vào cuộc thì giá mới giảm xuống.
Tại diễn đàn BĐS 2020 mới đây, Thứ trưởng BXD Nguyễn Văn Sinh cho hay: Chính phủ đã có các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ như chính sách về tín dụng, ưu đãi thuế...
Theo đó, Bộ xây dựng khuyến khích các chủ đầu tư làm nhà ở thương mại giá rẻ có thiết kế khép kín, diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, một căn hộ tối đa có giá bán 1.5 tỷ đồng/căn gồm VAT.
Cùng với đó, Chính phủ cũng tiếp tục sửa đổi bổ xung Nghị định 101/2015 về việc cải tạo và xya dựng chung cư cũ vốn tồn đọng cả thập kỷ qua.
Ở góc độ Doanh nghiệp, đại diện Videc cho rằng doanh nghiệp khó để đưa ra giá bán 20 triệu đồng/m2 do các yếu tố cấu thành nên giá BĐS đều ở mức cao, đặc biệt là tiền sử dụng đất. Để có nhà ở thương mại giá rẻ cần đơn giản hóa thủ tục, giảm thuế đất và không phát sinh thêm các thủ tục pháp lý.
Đại diện GP Invest cho rằng việc tháo gỡ chồng chéo pháp lý được ví như "cứu hỏa", sớm ngày nào tốt ngày đó để người dân sớm có cơ hội mua nhà.
Qua con số thống kê của đơn vị nghiên cứu thị trường, năm 2019 giá chung cư tại 4 quận nội thành Hà Nội trung bình ở mức 45-120tr/m2.
![]() |
Xa với giấc mơ nhà ở thương mại giá rẻ |
Với mức giá trung bình 45 triệu đồng/m2, diện tích căn hộ 80m2 thì người dân cần bỏ ra số tiền là 3.6 tỷ để mua nhà, bằng thu nhập trong 36 năm của người lao động bình thường nếu chưa tính các khoản phí ăn tiêu, sinh hoạt.
Giá nhà đã vượt quá xa so với thu nhập thực tế của người lao động. Theo các chuyên gia chỉ ra rằng nguyên nhân chính khiến cho giá nhà tăng cao chủ yếu bởi sự chống chéo cơ chế chính sách và hạn chế của các thủ tục hành chính.
Qua thống kê của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra có đến hơn 20 điểm chồng chéo trong chính sách đất đai, xây dựng. Đơn cử như những vướng mắc liên quan đến đất đai xuất phát từ hạn chế xung đột Luật Đất đai 2013 với thực tiễn Luật hiện hành.
Đại diện BĐS TP.HCM ông Lê Hoàng Châu cho rằng thủ tục pháp lý liên quan đến dự án đang mất rất nhiều thời gian. Doanh nghiệp thường phải chờ đợi trong 2-3 năm hoặc qua nhiều cửa mới nộp được tiền sử dụng đất, dẫn đên việc chậm trễ triển khai dự án và doanh nghiệp lỡ cơ hội kinh doanh.
Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim cho rằng hệ số sử dụng đất với dự án nhà ở đang quá cao, dẫn đến giá nhà lên theo. Việc vướng mắc thủ tục khiến dự án chậm triển khai, chi phí phát sinh cũng khiến cho giá bán lên cao.
Khó có nhà ở giá rẻ?
Trước thực trạng nguồn cung căn hộ giá rẻ tại Hà Nội đang dần biến mất, thậm chí nhiều dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp cũng bán với giá 20 triệu đồng/m2. Khi Bộ Xây dựng vào cuộc thì giá mới giảm xuống.
Tại diễn đàn BĐS 2020 mới đây, Thứ trưởng BXD Nguyễn Văn Sinh cho hay: Chính phủ đã có các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ như chính sách về tín dụng, ưu đãi thuế...
Theo đó, Bộ xây dựng khuyến khích các chủ đầu tư làm nhà ở thương mại giá rẻ có thiết kế khép kín, diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, một căn hộ tối đa có giá bán 1.5 tỷ đồng/căn gồm VAT.
Cùng với đó, Chính phủ cũng tiếp tục sửa đổi bổ xung Nghị định 101/2015 về việc cải tạo và xya dựng chung cư cũ vốn tồn đọng cả thập kỷ qua.
Ở góc độ Doanh nghiệp, đại diện Videc cho rằng doanh nghiệp khó để đưa ra giá bán 20 triệu đồng/m2 do các yếu tố cấu thành nên giá BĐS đều ở mức cao, đặc biệt là tiền sử dụng đất. Để có nhà ở thương mại giá rẻ cần đơn giản hóa thủ tục, giảm thuế đất và không phát sinh thêm các thủ tục pháp lý.
Đại diện GP Invest cho rằng việc tháo gỡ chồng chéo pháp lý được ví như "cứu hỏa", sớm ngày nào tốt ngày đó để người dân sớm có cơ hội mua nhà.